Hiện tại có khá nhiều câu hỏi khi mà các biện pháp giãn cách tăng cường được đưa ra. Sau đây là ít thông tin được tổng hợp của kênh tin tức Điện máy Akira muốn gửi đến quý khách hàng mong giúp ích được cho tất cả mọi người trong thời điểm trọng tâm then chốt, quan trọng như hiện giờ.


1. Người dân TP.HCM đi chợ thế nào, shipper hoạt động ra sao 2 tuần tới?

- Shipper tạm ngưng hoạt động tại TP Thủ Đức và các quận 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh, Hóc Môn. Chỉ có người dân ở vùng xanh được đi chợ 1 lần/tuần

- Thời gian tới, ông Hải cho hay thành phố sẽ nâng cao các biện pháp ở 4 điểm.

+ Thứ nhất là lực lượng, gồm y tế, công an, quân đội, cán bộ, công chức, tình nguyện viên. +Thứ hai là tăng cường phương tiện gồm máy móc, thiết bị, xe xét nghiệm, dụng cụ xét nghiệm, thuốc…

+ Thứ ba là lương thực, thực phẩm. Chính phủ đã hỗ trợ 130.000 tấn gạo cho 24 tỉnh, thành phố; trong đó, thành phố được 31.000 tấn. 

+ Thứ tư là tăng cường siết chặt, bởi vì thành phố giãn cách chưa nghiêm, kỷ luật kỷ cương chưa nghiêm, nên phải siết chặt để làm nghiêm hơn.

- Ngoài ra, TP sẽ cấp giấy đi đường cho các đối tượng cụ thể lưu thông trong thời gian siết giãn cách.

+ Cụ thể, thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp; lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch; xử lý hạ tầng kỹ thuật. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị và không quá 10% trên tổng số. Các trường hợp đặc biệt khác do thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy và báo cáo cho Công an TP.HCM.

+ Các cơ quan được cấp giấy gồm: Thủ trưởng sở, ban, ngành, cơ quan ban Đảng, đoàn thể, tổng công ty trực thuộc thành phố. Thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương đóng tại TP.HCM. UBND quận, huyện, TP Thủ Đức và các phường, xã, thị trấn (chỉ có hiệu lực trong phạm vi địa bàn quản lý). Các cơ quan này phải thông báo số lượng và ký hiệu về Công an TP.HCM.

+ Cách thức để nhận diện các đối tượng này gồm: Mẫu giấy đi đường; đồng phục theo các ngành và công nhân dịch vụ công ích. Riêng công chức, viên chức và các nhóm tham gia chống dịch mặc áo nhận diện do TP cấp.

- Hoạt động của shipper: Theo công văn khẩn mới ban hành ngày 21/8, từ 0h ngày 23/8 đến 6/9, tất cả cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” hoặc "1 cung đường, 2 điểm đến”. Mỗi đơn vị chỉ được phân bổ 1/4 tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, và phải có mặt tại cơ quan, đơn vị trước 0h ngày 23/8.

- Các nhóm đối tượng được phép lưu thông vẫn thực hiện theo Công văn 2718 ngày 15/8, bắt buộc phải có giấy đi đường và dấu hiệu nhận diện theo quy định.

- Riêng lực lượng giao hàng sử dụng ứng dụng công nghệ (shipper) tạm ngưng hoạt động tại TP Thủ Đức và các quận 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh, Hóc Môn.

- Với các quận, huyện còn lại, shipper chỉ hoạt động trong quận, không giao hàng liên quận và có dấu hiệu nhận diện riêng theo Công văn 2491 ngày 26/7.

- Shipper tạm ngưng hoạt động tại TP Thủ Đức và các quận 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh, Hóc Môn. Ảnh: Chí Hùng.


• Đi chợ thế nào trong 14 ngày siết chặt giãn cách?

- Về cung ứng hàng hóa, TP.HCM hiện có 4 vùng, chia làm 2 nhóm là vùng xanh - vàng; và vùng cam - đỏ.

- Với nhóm thứ nhất, vùng xanh - vàng, các địa phương tiếp tục chia 2 loại đối tượng.

Thứ nhất là người dân có điều kiện, chưa cần sự hỗ trợ thì những người này được tự đi chợ 1 lần mỗi tuần.

- Nhóm hai là người dân có hoàn cảnh khó khăn thì sẽ nhận được gói hỗ trợ. Thành phố đã thành lập Trung tâm An sinh, chuẩn bị 2 triệu gói hỗ trợ và nhiều hơn nữa, chuyển xuống quận, huyện, phường, xã, sau đó chuyển trực tiếp đến người dân. Người dân chỉ cần ra lấy phần lương thực, thực phẩm mỗi tuần 1 lần.

Thành phố kêu gọi người dân cùng nhau “thắt lưng buộc bụng” trong 14 ngày để chia sẻ khó khăn, đoàn kết vượt qua dịch

- Với vùng cam - đỏ, người dân không được đi ra ngoài, vùng này cũng chia 2 loại đối tượng như trên.

- Người chưa cần sự giúp đỡ thì ghi phiếu các nhu cầu rồi gửi tiền cho tổ công tác để đi chợ giúp, tần suất là 1 tuần/lần.

- Với người có hoàn cảnh khó khăn thì sẽ nhận được gói hỗ trợ như ở vùng xanh - vàng. Thành phố đã cung cấp cho tất cả phường, xã, thị trấn gần 3.000 địa chỉ cung ứng hàng hóa. Các địa bàn thiếu điểm cung cấp hàng hóa thì thành phố sẽ đưa xe lưu động, mang hàng hóa tới để người dân mua.

- “Thành phố đã rất cố gắng dự liệu các phương án, giải pháp. Tuy nhiên, khi triển khai chắc chắn sẽ còn trục trặc, thiếu sót vì không thể lường được hết, có thể hàng hóa tới chậm, lấy phiếu chậm… Đầu tiên, thành phố mong bà con nhân dân gọi ngay cho tổ công tác điều chỉnh việc thực hiện”

- Thành phố kêu gọi người dân cùng nhau “thắt lưng buộc bụng” trong 14 ngày để chia sẻ khó khăn, chung tay, đoàn kết vượt qua dịch bệnh.


2. 5 giải pháp siết chặt giãn cách của TP.HCM từ 0h ngày 23/8

- "Ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố ấp cách ly với khu phố ấp, phường xã thị trấn cách ly phường xã thị trấn.

- Tập trung chăm lo cho bệnh nhân F0, điều trị người có triệu chứng chuyển nặng để hạn chế tỷ lệ tử vong.

- Tiếp tục tiến hành lấy mẫu xét nghiệm người dân ở những khu vực "vùng đỏ" trên bản đồ Covid-19 TP.HCM.

- Tăng cường, đẩy mạnh tiêm vaccine Covid-19 cho người dân.

- Đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, tiếp tục chăm lo đầy đủ, hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời đến người dân có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế tại địa bàn dân cư.

- Người dân vùng xanh ở TP.HCM được đi chợ 1 lần mỗi tuần từ 23/8

- Theo đó, TP.HCM tăng cường thực hiện một số biện pháp giãn cách xã hội với phương châm “xây dựng mỗi phường, xã, thị trấn; mỗi cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài chống dịch” kể từ 0h ngày 23/8 đến hết 6/9.

- TP thành lập tổ công tác đặc biệt tại các phường, xã, thị trấn, trong đó tập trung tại những vùng có nguy cơ cao và rất cao (“vùng cam”, “vùng đỏ"). Thành phần bao gồm: Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn, công an, quân đội, công chức, viên chức quận, huyện, TP Thủ Đức và cán bộ phường, xã, thị trấn, thành viên tổ Covid-19 cộng đồng tham gia kiểm tra, nhắc nhở, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt giãn cách xã hội; duy trì các tổ tự quản bảo vệ vùng xanh, đi chợ thay cho người dân, thực hiện an sinh xã hội...

- Tổ công tác hoạt động gắn với địa bàn phường, xã, thị trấn, do UBND phường, xã, thị trấn quản lý.

- TP tiếp tục kiểm soát việc di chuyển của người dân (khung giờ, đối tượng được di chuyển...); hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xác định các dấu hiệu nhận diện đối với cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan, đơn vị mình khi tham gia lưu thông; thống nhất triển khai từ 0h ngày 23/8 hoặc có thể sớm hơn.

- TP quản lý hoạt động của đội ngũ người giao hàng (shipper) trong tổ chức phân phối hàng hóa đến các hộ dân.

- Chủ tịch UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức nghiên cứu, thực hiện các biện pháp bố trí để người dân ở “vùng xanh” được đi chợ 1 lần/tuần. Chuẩn bị 2 triệu túi an sinh, đảm bảo nguyên tắc không bỏ sót những trường hợp khó khăn; chuẩn bị các suất ăn dinh dưỡng cung cấp cho các trường hợp F0 có hoàn cảnh khó khăn.

- Bên cạnh đó, xét nghiệm toàn bộ các hộ dân trong “vùng đỏ” bằng phương thức xét nghiệm nhanh, mẫu gộp. Bổ sung xét nghiệm các đối tượng là nhân viên siêu thị, lái xe vận chuyển hàng hóa, nhân viên cửa hàng thuốc tây, nhân viên công ty môi trường đô thị, công ty dịch vụ công ích thu gom rác (lái xe, thu gom rác), lực lượng trực các chốt, lực lượng hỗ trợ phòng, chống dịch, nhân viên tại các cửa hàng xăng dầu (7 ngày/lần).

- Song song đó, TP thành lập thêm 400 trạm y tế lưu động (thành phần gồm 1 bác sĩ, 2 y tá, điều dưỡng, 4 tình nguyện viên) tại các khu vực có nhiều F0; có chức năng tham gia sơ cấp cứu, theo dõi F0 đang điều trị tại nhà. Trạm y tế được trang bị các túi thuốc, 3-5 bình oxy, máy đo SpO2, dụng cụ xét nghiệm nhanh… Chuẩn bị 100.000 túi thuốc điều trị F0 tại nhà.

3. Hà Nội cách ly xã hội thêm 15 ngày

- Chủ tịch Hà Nội ra công điện tiếp tục cách ly xã hội thành phố đến 6h ngày 6/9 và nêu rõ "đây là thời điểm then chốt", quyết định đến hiệu quả công tác chống dịch.

- Trong công điện ban hành chiều 21/8, ông Chu Ngọc Anh yêu cầu người dân, các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo nguyên tắc "người cách ly với người", "ai ở đâu thì ở đó" nhằm khống chế sự lây lan, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.

- Theo ông, chỉ một hành động chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong lúc này sẽ ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch của thành phố, có thể phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội. Do vậy, Chủ tịch Hà Nội "đề nghị mọi người dân chấp hành nghiêm" các nhiệm vụ phòng, chống dịch của thành phố.

- Ông nêu rõ việc cấp và quản lý giấy đi đường của các đơn vị cũng như hoạt động trong thời gian giãn cách phải đảm bảo đúng quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật và thành phố trong trường hợp để lây lan dịch bệnh.

- Căn cứ diễn biến dịch bệnh trên địa bàn, Chủ tịch các quận, huyện, thị xã chủ động đánh giá và có thể quyết định các biện pháp cao hơn để kịp thời ngăn chặn, bóc tách nguồn lây trong thời gian ngắn nhất; đồng thời phải đảm bảo việc cung ứng đầy đủ các nhu yếu phẩm thiết yếu, yêu cầu khám chữa bệnh... phục vụ người dân.

- Ngành y tế Thủ đô sẵn sàng các phương án cao để tránh bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; đảm bảo khả năng thu dung điều trị 30.000 F0; triển khai phương án đáp ứng điều trị y tế gồm nhân lực, oxy y tế, các trang thiết bị, vật tư cần thiết...

- Lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu ngành y tế bố trí năng lực phù hợp với điều kiện của từng khu vực, từng tầng điều trị "đảm bảo khả năng chống dịch lâu dài"; tổ chức các tầng điều trị phù hợp, hiệu quả để giảm thiểu các trường hợp chuyển nặng và tử vong.

- Bộ Tư lệnh Thủ đô phối hợp với các quận, huyện, thị xã nâng công suất, khả năng cách ly tập trung đáp ứng 70.000 chỗ cho F1; kiểm soát chặt chẽ các khu cách ly tập trung, đảm bảo hạn chế tối đa việc lây nhiễm chéo.

- Quân đội phối hợp với Mặt trận tổ quốc thành phố và các địa phương làm tốt công tác an sinh xã hội và sẵn sàng tham gia hỗ trợ người dân tại các địa phương trong sinh hoạt, thu hoạch mùa màng...

- Hà Nội bắt đầu cách ly xã hội từ ngày 24/7 với hai đợt, trong đó đợt hiện nay dự kiến kết thúc vào 23/8. Với quyết định trên, đợt ba kéo dài đến 6h ngày 6/9.

- Ngày 21/8, Hà Nội ghi nhận 64 ca mắc mới, trong đó 28 ca lây nhiễm cộng đồng. Tính từ 27/4 đến nay (đợt dịch thứ tư), thành phố ghi nhận 2.554 ca bệnh (không tính ca bệnh tại các bệnh viện trung ương) trong đó 1.305 cộng đồng, và 1.249 tại khu cách ly.