Việc vệ sinh máy giặt rất quan trọng. Không chỉ giúp tăng độ bền của máy mà còn giúp làm sạch vi khuẩn nấm mốc, bụi vải trong lồng giặt. từ đó giúp quần áo được giặt sạch hơn. Có nhiều cách để vệ sinh lồng giặt máy giặt. Trong đó bột tẩy vệ sinh lồng giặt được được nhiều người sử dụng. Vậy bột tẩy lồng máy giặt có thực sự làm sạch được các loại bụi bẩn và vi khuẩn hay không? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xem thêm: Mẹo sử dụng máy giặt hiệu quả cho gia đình
Nội dung chính
Có nên dùng gói bột tẩy vệ sinh lồng giặt?
Về bản chất, các gói tẩy vệ sinh máy giặt chính là thuốc tẩy hóa học. Nó có tác dụng làm sạch bụi bẩn bám trong lồng giặt. Bạn có thể sử dụng chúng để làm sạch lồng máy giặt của gia đình.
Tuy nhiên, các gói tẩy này thường chỉ có tác dụng với các loại máy giặt mới mua và được vệ sinh thường xuyên. Còn với những máy đã sử dụng lâu năm, không được vệ sinh thường xuyên thì các loại bột tẩy vệ sinh này cũng chỉ có khả năng làm sạch lồng giặt ở một mức nhất định.
Thuốc tẩy càng mạnh thì khả năng thông tắc cống càng tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tẩy quá mạnh cũng có thể sẽ gây hại cho máy giặt cũng như sức khỏe của người dùng, chất thải tồn lại có thể bám vào quần áo ở những lần giặt sau đó.
Bởi vậy, khi quyết định sử dụng bột tẩy vệ sinh lồng giặt, bạn cũng nên tìm mua những sản phẩm có độ tẩy rửa không quá mạnh. Tìm hiểu kỹ về thành phần cũng như hướng dẫn sử dụng để có thể vệ sinh máy giặt hiệu quả mà không lo gây hại cho sức khỏe.
Các khâu vệ sinh máy giặt đúng chuẩn
Thông thường, khi sử dụng máy giặt, rất ít người dùng nghĩ phải vệ sinh máy. Cho dù cho đa số các dòng máy giặt hiện nay đều có tính năng “tự vệ sinh lồng giặt”. Theo các chuyên gia điện máy, bạn nên tiến hành vệ sinh lồng giặt hàng tháng. Công việc này có thể mất thời gian nhưng bù lại máy giặt nhà bạn sẽ sử dụng bền hơn, quần áo cũng được giặt sạch hơn.
*Dưới đây là các khâu vệ sinh máy giặt bạn có thể tham khảo:
– Vệ sinh thân máy: Bạn chỉ nên dùng vải khô để lau chùi thân máy. Không nên cọ quá mạnh tránh xước và lưu ý làm sạch những góc cạnh của máy giặt.
– Vệ sinh lồng máy giặt: Bạn tiến hành xả nước ấm ở mức cao nhất cho lồng giặt đầy nước, nếu máy không có chức năng xả nước ấm thì bạn nên bạn có thể tự đổ vào. Sau đó đổ khoảng 2 chén giấm ăn hoặc dung dịch tẩy rửa vào trong nước và ngâm trong khoảng 1 giờ đồng hồ.
Tiếp theo, bạn hãy khởi động máy và chọn thời gian giặt dài nhất rồi cho máy chạy hết một chương trình giặt như thông thường. Khi giặt xong, bạn dùng miếng mút sạch sau đó nhúng vào giấm ăn và chà lại một lần nữa bên trong lồng giặt cho sạch hẳn.
– Vệ sinh lưới lọc xơ vải: Công việc này bạn cần thực hiện thường xuyên vì lưới lọc này tích tụ nhiều xơ vải. Hãy tháo lưới lọc ra khỏi máy, sau đó dùng bàn chải vệ sinh thật kỹ.
– Vệ sinh khoang chứa bột giặt: Kéo ngăn chứa bột giặt và nước xả ra ngoài sau đó rửa sơ qua bằng nước lạnh rồi ngâm với một ít giấm hoặc chất tẩy trong khoảng vài giờ, cuối cùng bạn rửa sạch một lần nữa khoang chứa bằng nước ấm.
– Vệ sinh Ống xả nước: Bạn cần thường xuyên kiểm tra ống xả nước của máy giặt. Tiến hành lau sạch phần khớp nối giữa ống xả nước và máy giặt. Nếu ống có hiện tượng bám cặn hãy sử dụng khăn mềm vệ sinh sạch sẽ.
Vệ sinh cửa máy giặt: Bạn nên sử dụng khăn ẩm có tẩm dung dịch tẩy rửa để làm sạch phần cửa máy giặt. Phần cao su xung quanh máy cần được vệ sinh kĩ vì ở đây vi khuẩn rất thường tập trung.
Qua bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về công dụng của bột vệ sinh lồng máy giặt cũng như cách vệ sinh máy giặt đơn giản. Các thiết bị điện lạnh gia dụng sau một quá trình sử dụng cần được vệ sinh đúng cách để tối ưu hiệu quả và thời gian sử dụng.